Mới vừa đọc qua tiêu đề chắc mọi người nghĩ người đầu tư này chắc là thiên
tài? Chẳng có gì mà đầu tư chỉ một lần mà sinh lời cả một đời cả. Nhưng nếu là đầu tư cho kiến thức, cho giáo dục thì điều đó là có thể. Thật vậy, thử nghĩ mà xem đầu tư
nhiều ngành nghề khác lúc ăn nên làm ra cũng đôi khi là thất bại. Còn đầu tư
cho trí tuệ, cho giáo dục thì ngược lại.
Hầu hết chúng ta điều biết những người giàu, đại đa số là có trình độ giáo
dục cao hoặc chí ít thì tư duy của họ cũng thuộc dạng “không phải dạng vừa đâu … ”. Trong số những người giàu mà không được học hành tử tế, hãy nhìn vào cách giáo dục con cái của họ chúng ta sẽ ngộ
ra được những người đó trân trọng kiến thức biết là bao. Đời họ có thể không có
điều kiện để được ăn học đến nơi đến chốn thế nhưng đời con họ chắc chắn điều
tương tự sẽ không lặp lại. Ông bà ta thường có câu “ hy sinh đời bố, củng
cố đời con” đó thôi! Ngay cả người
bình thường cũng luôn áp dụng nó triệt để thì sẽ không có ngoại
lệ đối với người có điều kiện. Cái khác biệt ở đây là người
giàu họ đầu tư khoa học hơn người bình thường mà thôi. Kiến thức là một kho tàng mênh mông của nhân
loại, kết tinh của bao thế hệ. Đầu tư vào đây quả
là sẽ không bao giờ thua lỗ.
Quay lại với chuyện giáo dục con cái của các gia đình trung lưu, họ
chưa bao giờ tiếc tiền cho việc giáo dục con, em mình được tốt hơn. Họ có thể
chi hàng nghìn đô la cho con đi học trường Tư thục, không tiếc tiền cho
con đi du học, thêm vào đó điều kiện học tập của con, em họ chưa bao giờ thiếu thốn. Họ biết nắm bắt xu hướng thời
đại và hướng dẫn cho con, em họ học những điều cần thiết nhất cho cuộc sống sau này. Họ không bắt ép, không gò bó mà chỉ định hướng con em mình vào các ngành
nghề đúng như nguyện vọng của con cái.
Với xu hướng ngày càng hội nhập, từ lâu các ông bố, bà mẹ ở Việt Nam đã
đón đầu bằng cách cho con mình đi học ngoại ngữ mà đặt biệt là tiếng Anh.
Nhớ lại thời mười mấy năm về trước, thời đó biết tiếng Anh được rất nhiều người ngưỡng mộ. Bản
thân người viết cũng thần tượng anh Thầy dạy tiếng Anh của mình dữ lắm. Biết
ngoại ngữ lúc đó là xịn lắm, là bảnh lắm. Mà đặc biệt ai giỏi ngoại ngữ nữa
thì thôi được lắm người theo.
Mà cái thời thì nó cũng sẽ qua kiểu như “ thời con gái” thôi. Bây giờ ngoại
ngữ là bắt buộc ai cũng phải biết cả, không giỏi nói chuyện lào lào, ít ra cũng phải
biết những câu giao tiếp
cơ bản. Chứ giờ đi ra đường thử nhìn mà xem, xung quanh có rất nhiều người ngoại quốc. Cái thời hội nhập rồi nó vậy. Đến
đây mới thấy bây giờ ngoại ngữ là bắt buộc rồi – đáng ra nếu Việt Nam giàu cỡ Mỹ
thì chắc người Việt khoẻ rồi chẳng ai cần phải đi học ngoại ngữ làm gì nhỉ?
Ngoại ngữ giờ không còn là độc quyền của giới nhà giàu nhiều tiền nữa mà nó
giờ đã trở nên phổ thông rồi. Đến cả sinh
viên nào ra trường mà không bị đòi ít nhất vài ba cái bằng ngoại ngữ thì đó mới
là chuyện lạ hiếm gặp. Hồi đó, khi tốt nghiệp tôi cũng phải nộp thêm cái bằng tiếng
Anh C (hay Toefl gì đó quên rồi) thì mới được tốt nghiệp. Bằng cấp thì có nhiều đấy
mà thực tế có dùng được mấy đâu hay vứt đó cho đẹp. Có người mang về ép nhựa
treo đầy nhà cho có cái gọi là với bạn với bè. Lúc đó cũng biết là đầu tư cho
kiến thức đó chớ, thế mà đầu tư nhầm và đầu tư sai, nên kết quả chỉ thuộc dạng
vừa vừa ... đủ để đào tạo lại, một số thì vứt đi làm lại từ đầu.
Nói chuyên xưa hoài nghe chán quá, trở lại hiện tại cách giáo dục của Việt Nam vẫn y
như xưa, y chang năm Thìn bão lụt, chất lượng thì cũng không khá hơn bao nhiêu.
Bởi vậy, nên mấy trung tâm ngoại ngữ của nước ngoài mới ăn nên làm ra ở Việt
Nam đến vậy. Để nói, đầu tư một cách thông minh thì chắc có lẽ tôi sẽ không cho
con em mình theo học các trường trong nước. Một mặt vì các chi phí học ở các trường như: Việt – Mỹ, Việt – Úc … chắc gì đã rẻ hơn so với nước ngoài. Mặt khác nếu
cho con, cháu nó đi nước ngoài học thì khả năng giao tiếp làm việc quốc tế (ở
đây đang là học thôi – ý tôi là việc học nhóm với nhiều bạn ở nước khác) chắc chắn
sẽ giúp ích cho tương lai của con, cháu chúng ta. Thêm nữa, đi học nước ngoài mình xem như đã được đi du lịch miễn phí rồi còn gì? Mà còn được đi du lịch dài
ngày nữa. Đầu tư tri thức là đầu tư một lần mà thời hạn sử dụng là cả đời do vậy
mà chúng ta nên cân nhắc làm sao để đầu tư được tốt nhất.
Đầu tư đúng cách sẽ đạt được hiệu suất cao nhất
trong một khoản tiền đầu tư nhất định. Do đó nên sáng suốt trong cách lựa chọn
cái nào được nhiều và cái nào được ít. Ngoại ngữ nói chung, mà đặc biệt là tiếng
Anh đối với người Việt Nam là rất cần thiết. Khi bạn giỏi ngoại ngữ đương nhiên
mức lương của bạn sẽ cao hơn nhiều so với người không có ngoại ngữ. Ngoại ngữ
cũng là chìa khoá giúp cho chúng ta có điều kiện tiếp thu thêm nhiều kiến thức
mới mà Việt Nam không có. Đầu tư vào việc học ngoại ngữ bây giờ cũng được xem
là quan trọng ngang với việc đầu tư vào các kiến thức khác. Hiện tại có nhiều
người cho rằng học ngoại ngữ phải đi song song với việc học các kiến thức phổ
thông có như vậy thì chúng ta mới phát triển được trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét