4. Không bao giờ bắt mình phải nghĩ hay viết bằng tiếng Anh
Khi đối diện với một vấn đề, nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là một phản xạ vô thức. Việc nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ là tự nhiên và dễ dàng nhất mà nhiều khi còn chẳng ra, huống hồ là thứ tiếng còn đang "chẳng ra gì".Khi từ vựng và ngữ pháp chưa đầy đủ (thậm chí là đầy đủ đi chăng nữa) thì việc “bắt” bản thân suy nghĩ bằng tiếng Anh sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới hiệu quả ôn luyện.
✪ Hệ lụy 1: Mệt và không “fun”: tay chân mệt mà đầu óc vui vẻ thì cái mệt đó thực ra lại khá nhẹ nhõm; nhưng đầu óc mà mệt thì rất nguy hiểm vì nó sẽ sinh ra tâm lý chán, mà đã chán thì...thôi. Đừng hỏi.
✪ Hệ lụy 2: Sáng tạo ra những thứ “nhìn vậy mà hổng phải zậy." Đơn giản là từ vựng không có thì lấy cái gì mà dùng, ngữ pháp không chắc thì ghép từ vựng với nhau thế quái nào được :)
Vì vậy, một tình huống đáng sợ xảy ra khi chúng ta sáng tạo ra những cách dùng của riêng mình (chỉ mình hiểu, Tây chả hiểu gì). Lâu dần, chúng ta sẽ ngấm độc với những cái sai và lâm vào tình thế oái oăm: "đọc bài Tây viết giãy đành đạch vì...chả hiểu gì, còn viết ra những thứ Tây đọc xong chỉ biết cúi lạy chứ tuyệt nhiên không thể hiểu và không thể sửa.
Vậy nhé, suy nghĩ là việc hệ trọng của đời người và nó luôn cần sự tỉnh táo, tập trung và sáng suốt. Vì thế, hãy cứ dùng bất cứ loại ngôn ngữ nào bạn thích, đừng “bắt mình” phải dùng tiếng Anh.
5. Viết "NGẮN"
Cho đến tận 2 tuần trước khi đi thi, mình vẫn hoàn toàn không viết "full essay". Đơn giản là mình thấy việc đó không “fun” – mà không "fun" thì chắc chắn sẽ không hiệu quả (ít nhất là với mình). Đơn vị viết của mình chỉ là câu và ý mà thôi.
Khi ý hay, từ đắt và ngữ pháp chuẩn, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy rất…sướng. Vì khác với bad writing, good writing là bằng chứng của tư duy tốt, khả năng nghiên cứu và khả năng huy động từ vựng và ngữ pháp đắt giá để diễn đạt.
Đó chính là thứ để phân biệt giữa phim truyền hình Việt Nam và phim Mỹ, giữa Chủ tịch nước mình và Chủ tịch nước Mỹ đó hihi.
6. “Săn lùng – Tích lũy – Bắt chước” chứ tuyệt nhiên không dịch
"SĂN LÙNG" là đọc thật nhiều để tìm bằng được cách nói "chuẩn Anh" cho những điều mình hay nói trong tiếng Việt, chứ không phải là sáng tạo ra thứ tiếng Anh mà Tây đọc chẳng hiểu gì.
"TÍCH LŨY" là đưa chúng vào những hệ thống lưu trữ riêng của mình để chúng thực sự đi vào đầu bằng cả âm thanh và hình ảnh một cách bền vững để mình nói chuẩn và viết chuẩn.
"BẮT CHƯỚC" là “làm i hịt” theo sẵn khuôn mẫu, chỉ thêm bớt 1 chút thôi để vừa dễ, vừa sướng và vừa đỡ sai.
![Lộ trình học Writing ZERO to HERO 6](https://tienganhtaiphi.files.wordpress.com/2016/07/le1bb99-trc3acnh-he1bb8dc-writing-zero-to-hero-6.jpg?w=474)
Chính sự chăm chỉ ôn luyện kỹ năng Nghe và Đọc đã khiến mình xây dựng được một kho từ vựng đủ dùng để cần là chiến mà không phải đau đớn “rặn” nó ra như cách nhiều bạn hay nói.
Mới hôm qua thôi, cuốn sách mình đang đọc cũng đã cho mình một loạt những cách diễn đạt tuyệt hay mà giống "i hịt" tiếng Việt. Bạn thử xem nhé….
✪ The animals’blood boiled with rage when they…. | …máu sôi lên vì giận dữ…
✪ Starvation stared them in their face. | Đói là mối họa “nhỡn” tiền rồi :”)
✪ No sentimentality, comrade… War is war. | Chiến tranh là chiến tranh. Hỡi các đồng chí, đừng có ủy mị như thế.
✪ Grit your teeth and bear it. | Hãy cắn răng chịu đựng.
Theo Tôi được 9 điểm Viết IELTS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét