Tôi vừa trở về từ một chuyến đi hai tuần tới Philippines, nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cùng với ngôn ngữ Philippines địa phương.
Tiếng Anh đã được đưa đến Philippines khi Mỹ chiếm đóng nước này vào năm 1896-1946 và nó vẫn tồn tại đến nay. Nói như vậy, không có nghĩa là mọi người hiểu hoặc nói được tiếng Anh, nhưng đa số tiếng Anh là ngôn ngữ mà nhiều người có thể giao tiếp khá lưu loát. Tôi cũng rất ấn tượng rằng những người chưa bao giờ đi khỏi Philippines mà vẫn thông thạo tiếng Anh.
Làm thế nào một quốc gia có thể nói được một ngôn ngữ thứ hai rất thành thạo mặc dù có tới 27,8% trẻ em Philippines chưa tốt nghiệp tiểu học.
Để đạt được việc đó, Philippines không chỉ dạy tiếng Anh trong các trường học mà còn cung cấp cho người dân nhiều công cụ khác, rất quan trọng để tiếp thu tiếng Anh đó là việc "tiếp xúc".
Họ dùng nhiều biển báo bằng tiếng Anh trên khắp cả nước cho người dân cũng như thông báo cho người nước ngoài như: “Don’t block the driveway” được đặt ở trong thành phố Cebu. “House for sale” được đặt trước một ngôi nhà muốn bán ở nông thôn. Logo công ty, biển báo giao thông và quảng cáo đều bằng tiếng Anh. (Hãy suy nghĩ về những điều này? Có phải những thứ này là những thứ cơ bản nhất của tiếng Anh trong các quyển sách giáo khoa? Kết quả là, hầu hết người Philippines học tiếng Anh cả trong và ngoài lớp học. Vì vậy, việc giảng dạy tiếng Anh không chỉ trong trường học mà còn qua trải nghiệm cuộc sống.
Khi tôi lên một xe taxi ở Manila, người lái xe đã được nghe một chương trình radio mà cả hai chuyên gia thảo luận về một tai nạn xe buýt gần đây bằng cả hai ngôn ngữ chính thức. Những cuộc thảo luận đã diễn ra tại Philippines, với bình luận lặp đi lặp lại và kết luận bằng tiếng Anh. Điều này làm cho người dân có thể hiểu được cuộc trò chuyện và các vấn đề trong chương trình bằng tiếng Anh. Vụ tai nạn xe buýt đã đủ nghiêm trọng để có thể được đưa tin bằng tiếng Anh chính thống chưa? tôi chưa bao giờ nghĩ được nghe điều đó trong phân tích sâu về sự kiện này từ một đài radio địa phương.
Các nhà bình luận sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không chậm như tiếng Anh được giảng dạy ở Nhật Bản. Thay vì là một chương trình phát thanh để học tiếng Anh, mà họ dùng tiếng Anh để đưa tin ở Philippines.
Quốc gia này cũng sử dụng tiếng Anh để đưa tin tức trong nước và thế giới trên truyền hình. Đây không phải là bản dịch tiếng Anh từ tiếng địa phương. Ở Nhật Bản, nếu bạn không nói hoặc đọc tiếng Nhật, bạn phải dựa vào bản dịch chậm chạp và cực tệ của đài truyền hình. Điều này có nghĩa rằng các phương tiện truyền thông tin tức ở Nhật tự quyết định những tin tức được đưa ở Nhật Bản.
Nếu nỗ lực của chính phủ muốn thu hút 300.000 sinh viên quốc tế đến các trường đại học Nhật Bản vào năm 2020, cần xem xét cách Philippines đã tăng đáng kể số học sinh nước ngoài của họ: các trường đại học thuộc Top trong nước đều dạy sinh viên của mình bằng tiếng Anh. Kết quả là, Philippines đang thu hút nhiều sinh viên nước ngoài như: Iran, Libya, Brazil, Nga, Trung Quốc thậm chí Nhật Bản theo học đại học và sau đại học.
Philippines cung cấp thêm một giải pháp thay thế cho những người bình thường muốn vào học các trường ở Hoa Kỳ, Anh và Úc – với chi phí đắc hơn so với ở Philippines. Đối với Nhật Bản, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy chắc chắn sẽ giúp thu hút sinh viên nước ngoài, cũng như nâng cao vị trí các trường đại học Nhật Bản trong top 100 của thế giới.
Thật khó để áp dụng cách "tiếp xúc" trong việc học tiếng Anh ở Nhật Bản. Vì nó không chỉ cho phép người dùng trải nghiệm các ngôn ngữ trực tiếp trong các tình huống thực tế, mà còn trong các tình huống ngoài lớp học. Cái mà ở Nhật chưa làm được.
Có lẽ đây là lý do tại sao sinh viên Nhật Bản thường chọn chuyên ngành tiếng Anh tại các trường đại học - như là một nghề - thay vì chọn các nghề khác như: giảng dạy, kỹ thuật hoặc y học, nơi mà kiến thức về tiếng Anh sẽ hỗ trợ cho họ. Nếu tiếng Anh được dùng như một chủ thể chứ không theo cách học truyền thống thì sinh viên sẽ “tiếp xúc” được ngôn ngữ này.
Một số công ty Nhật Bản nhận ra tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp như: Liên minh Renault-Nissan đã thực hiện chính sách “English only” trong hơn 10 năm trước cho các mục tiêu quốc tế, trong khi các công ty khác của Nhật Bản gần đây cũng đã tham gia như: Rakuten (2010), Fast Retailing (năm 2012), Bridgestone (2013), và trong tháng 11, tất cả nhân viên của Honda, đều sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ làm việc toàn cầu của họ; Honda dự kiến nhân viên của mình phải học tiếng Anh nếu họ chưa nói được, hoặc sẽ cần thông dịch viên.
Phải mất nhiều thời gian trong việc đem tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai – điều mà chính phủ Nhật đang thiếu. Thêm nhiều lớp học tiếng Anh vào trường tiểu học cũng như đưa ra những mục tiêu để cải thiện tiếng Anh. Nhưng vấn đề thực tế là Nhật Bản là: không xem tiếng Anh như một phương tiện để giao tiếp, tiếng Anh cũng không quan trọng đối với Nhật Bản trong việc cạnh tranh toàn cầu. Nhật Bản nên xem xét lại những cách không chỉ dạy tiếng Anh tốt hơn mà cách để học tốt tiếng Anh nữa.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại 60 quốc gia. Trong khi làm cho nó trở thành một ngôn ngữ chính thức tại Nhật Bản thì có rất xa, nhưng điều đó cũng không nên làm ảnh hưởng đến tiếng Anh trong giáo dục.
Theo: Japan Time
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét