Hai điểm yếu khi nói tiếng Anh của người Việt

Khả năng nghe của nhiều bạn trẻ hiện nay rất tốt, một phần do là kỹ năng thụ động có thể học được mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, khả năng nói của phần đông gặp trục trặc, ngay cả với sinh viên học ở các chương trình do giáo viên nước ngoài giảng dạy. Qua quan sát, tôi cho rằng người Việt Nam thường gặp hai vấn đề cơ bản khi nói.
Thứ nhất là thói quen dịch
Đây là thói quen rất có hại cho việc giao tiếp. Trong một số trường hợp, chúng ta phải “moi” ra cho bằng được “keywords” (từ khóa) để diễn tả ý tưởng. Nhưng trong 99% trường hợp còn lại, việc tìm chính xác một từ là không cần thiết.
bancobietthenaolaphatamtienganhchuankhong3
Quy trình nói thông thường của một người là nảy sinh ý tưởng sau đó thể hiện bằng ngôn ngữ, dựa trên vốn ngôn ngữ của mỗi người. Với người Việt học tiếng Anh, chúng ta gặp vấn đề ở bước thể hiện bằng ngôn ngữ. Khi đó, với lượng không nhỏ người học tiếng Anh, quy trình trở thành ba bước: nảy sinh ý tưởng, diễn đạt bằng tiếng Việt sau đó mới chuyển dịch sang tiếng Anh.
Nếu các bạn đi qua cả ba bước này, hầu hết sẽ gặp trục trặc khi chuyển từ bước hai sang bước ba. Ví dụ bạn muốn nói rằng “ông nội tôi rất đáng kính", bạn sẽ lục trong đầu của mình từ “đáng kính” và thường… tắc khi diễn đạt. Câu của bạn sẽ là “my grandpa is very, very…hmm” hay “I can’t find the word”…
Giải quyết vấn đề này thế nào?
Ý tưởng của các bạn trong giao tiếp thường rất đơn giản. Cách hiệu quả nhất để diễn đạt là cắt bỏ bước hai, tức là quay trở lại quy trình hai bước: nảy sinh ý tưởng sau đó diễn đạt bằng tiếng Anh.
Với một ý tưởng, các bạn có vô vàn cách để diễn đạt. Không cần dùng từ “đắt” hay cố chứng tỏ mình nói hay, chỉ miễn sao người đối diện hiểu được.
Ví dụ trong câu trên, nếu ý bạn là “ông nội tôi được nhiều người kính trọng, được tôi kính trọng” bạn có thể nói “My grandpa is loved and respected by many people”, “many people look up to my grandpa”, hay “I love my grandpa so much, and everyone in my hometown love him too. He’s knowledgeable”…
Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, một bí quyết là hãy quên tiếng Việt đi, cố gắng diễn đạt bằng tiếng Anh, và bạn sẽ làm tốt hơn.
Vấn đề thứ hai là phát âm tiếng Anh
Nếu bạn để ý, khi người nước ngoài nghe người Việt Nam nói, họ có xu hướng phải tập trung rất nhiều (mặt nhăn lại, nghiêm trọng, tai hướng ra phía trước, đưa người ra phía trước một chút…) để có thể nghe và hiểu được bạn định nói gì. Cái này chủ yếu do bạn phát âm sai, vì không biết âm, hoặc không biết cách phát âm, hoặc không biết trọng âm, hoặc… vài chục lý do khác liên quan tới phát âm.
Bí kíp học giỏi tiếng Anh - Nhất lì, nhì liều 1
Một trong những vấn đề liên quan tới phát âm là giai điệu. Để hiểu giai điệu là gì, bạn hãy bật băng một câu nói của người nước ngoài, lặp đi lặp lại câu đó, bạn sẽ bắt đầu nghĩ “hình như họ đang hát”. Sự thực đúng là như vậy, mỗi ngôn ngữ đều có một thứ “âm nhạc” riêng của nó. Âm nhạc này ở trẻ em rõ ràng hơn ở người lớn, và ở ngôn ngữ nọ khác ngôn ngữ kia.
Cái khó không chỉ ở chỗ “hát” cho đúng nhạc, mà còn ở chỗ phải đúng theo những quy tắc ngôn ngữ. Trong một câu, luôn có những chỗ được nhấn nhiều hơn những chỗ khác (đó là những nốt cao), và những từ được nhấn ít hơn (là những nốt trầm). Một trong những quy luật căn bản nhất là nhấn vào keywords.
Ví dụ trong câu “I am going to have a date with her tomorrow evening”, keywords là “DATE” và “to morrow evening”. Các bạn có thể nghe thành “am gonna haf-a-DATE with-er to morrow evening”.
Một số bạn học tiếng theo kiểu “nghe + bắt chước” mà không hiểu tại sao người ta lại “hát” như thế, khi giao tiếp có thể gặp vấn đề, vì hát sai với cách mà người ta hát. Mặc dù với người không biết tiếng Anh, bạn nghe “có vẻ rất chuyên nghiệp”.
Theo Nguyễn Xuân Quang (Vnexpress)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét